GIỚI THIỆU BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG M’NÔNG (BUNONG)
STT | CHỮ CÁI M’NÔNG | ÂM TƯƠNG ĐƯƠNG TIẾNG VIỆT | VÍ DỤ/NGHĨA | |||
1 | A | a | A | a | Aƀaơ | Hiện nay |
2 | Ă | ă | Ă | ă | Ăn | Cho |
3 | Â | â | Â | â | Âk | Nhiều |
4 | B | b | Không có | Không có | Ba | Lúa |
5 | Ƀ | ƀ | B | b | ƀâu | Mùi |
6 | C/CH | c/ch | CH | ch | Che | Ông |
7 | D | d | Không có | Không có | Duh | Nóng |
8 | Đ | đ | Đ | đ | Đă | Bảo |
9 | DJ | dj | Không có | Không có | Djrah | Tưới |
10 | E | e | E | e | Eh | Nhọt |
11 | Ĕ | ĕ | Ĕ | ĕ | Lĕ jêh | Hết rồi |
12 | Ê | ê | Ê | ê | Êng | Riêng |
13 | Ê̆ | ê̆ | Ê̆ | ê̆ | Ê̆p | Con rết |
14 | G | g | G | g | Gung | Cái thang |
15 | H | h | H | h | Hăr | Mũi tên |
16 | I | i | I | i | Iăt | Lắng nghe |
17 | Ĭ | ĭ | Ĭ | ĭ | Vĭ | Nhầm lẩn |
18 | J | j | Không có | Không có | Jong | Dài |
19 | K | k | C, K, Q | c, k, q | Ka | Con cá |
20 | L | l | L | l | La | Ngà voi |
21 | M | m | M | m | Mah | Vàng |
22 | N | n | N | n | Na | Cái nỏ |
23 | O | o | O | o | Oh | Em |
24 | Ŏ | ŏ | Ŏ | ŏ | Ŏk rgănh | Mệt |
25 | Ô | ô | Ô | ô | Ôp | Hỏi |
26 | Ô̆ | ô̆ | Ô̆ | ô̆ | Ô̆t ŭr | Âm u |
27 | Ơ | ơ | Ơ | ơ | Ơ | Da, vâng |
28 | Ơ̆ | ơ̆ | Ơ̆ | ơ̆ | Mbơ̆ (Mbâ) | Cha |
29 | P | p | P | p | Pa | Con ba ba |
30 | R | r | R | r | Roh | Mất |
31 | S | s | S | s | Sa | Ăn |
32 | T | t | T | t | Ta/ti | Ở, tại |
33 | U | u | U | u | U, ur | Bà, vợ |
34 | Ŭ | ŭ | Ŭ | ŭ | Ŭch | Muốn |
35 | Ư | ư | Ư | ư | Ư | Phải |
36 | Ư̆ | ư̆ | Ư̆ | ư̆ | Ƀrư̆ ƀrư̆ | Từ từ |
37 | V | v | V | v | Va | Bác |
38 | Y | y | Y | y | Yor | Vì |
39 | KH | kh | KH | kh | Kho | Quần |
40 | NG | ng | NG | ng | Ngơi | Nói |
41 | NH | nh | NH | nh | Nhêt | Uốn |
42 | PH | ph | PH | ph | Phe | Gạo |
43 | TH | th | TH | th | Thao | Thau/ Chậu |
44 | TR | tr | TR | tr | Trong | Đường đi |
1. Ngữ âm:
Từ trong tiếng Mnông được phát âm thành một âm tiết hoặc đa âm tiết ; một âm tiết yếu đi trước một âm tiết mạnh; hoặc hai âm tiết mạnh đi liên tiếp nhau:
Ví dụ: - Ngih (vâl): ngôi nhà.
- Ndeh: xe; rvê: suy nghĩ; rveh: con voi.
- Aƀaơ: bây giờ/ hiện nay ; bunuyh: con người.
Thành phần đầy đủ của âm tiết mạnh là: C1SVC2 (chiông:
ngọn).
Trong đó:
@ C1: là âm đầu. Âm đầu có thể là một phụ âm hoặc một tổ hợp phụ âm.
Ví dụ: - sa: ăn.
- Ndrôk: Con bò.
- Ndeh: xe.
@ S: là âm đệm (-i-; -u-).
Ví dụ: - chiông: ngọn.
- Kuăl: kêu gọi.
@ V: là nguyên âm.
Ví dụ: - hăn: đi.
@ C2 : là âm cuối. Âm cuối có thể là một phụ âm, bán nguyên âm hoặc có thể là một tổ hợp âm:
Ví dụ: - một phụ âm k,l,n trong các từ : Ndrôk: Con bò, Kuăl: kêu gọi, hăn: đi.
- Bán nguyên âm –i, -u: prau: số 6, klai: pha chế.
- Một tổ hợp âm –ih: nuih: tim.
@ C2 : là âm cuối. Âm cuối có thể là một phụ âm, bán nguyên âm hoặc có thể là một tổ hợp âm:
Ví dụ: - một phụ âm k,l,n trong các từ : Ndrôk: Con bò, Kuăl: kêu gọi, hăn: đi.
- Bán nguyên âm –i, -u: prau: số 6, klai: pha chế.
- Một tổ hợp âm –ih: nuih: tim.
2. Phụ âm:
Trong tiếng Mnông có 26 phụ âm: B, Ƀ, C, CH, D, Đ,DJ, G, H, J, K, KH, L, M, N, NG, NH, P, PH, R, S, T, TH, TR, V, Y.
Trong đó:
- B, Ƀ, M, P, PH, V : là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của môi.
- D, Đ, L, N, R, S, T, TH: là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của đầu lưỡi.
- J, DJ, CH, Y : là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của mặt lưỡi.
- G, NG, K, KH: là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của gốc lưỡi.
- H: là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của dây thanh trong họng.
- Riêng Y khi đứng trước một danh từ riêng chỉ tên người nam, đọc là /i/ như là một nguyên âm. Ví dụ: Y Kram.
Ø Tất cả các phụ âm này đều có thể đứng ở vị trí C1, tức đầu âm tiết.
Ø Có 11 trong 26 phụ âm trên có khả năng đứng ở vị trí C2, tức cuối âm tiết, đó là: CH, H, K, L, M, N, NG, NH, P, R, T. Một số phụ âm trong tiếng Mnông còn có thể kết hợp lẫn nhau thành những tổ hợp phụ âm đứng đầu âm tiết hoặc đứng cuối âm tiết: PL, PR, BL, BR, MP, MB, MN, MR, MH, TR, DR, NDR, NJ, CHR, KL, KR, GL, MBL,…
Ø Ơ cuối âm tiết có thể có tổ hợp –IH. Ví dụ: - nuih: tim, kuih: gạt rác.
Trong đó:
- B, Ƀ, M, P, PH, V : là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của môi.
- D, Đ, L, N, R, S, T, TH: là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của đầu lưỡi.
- J, DJ, CH, Y : là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của mặt lưỡi.
- G, NG, K, KH: là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của gốc lưỡi.
- H: là những âm khi phát ra có sự tham gia hoạt động của dây thanh trong họng.
- Riêng Y khi đứng trước một danh từ riêng chỉ tên người nam, đọc là /i/ như là một nguyên âm. Ví dụ: Y Kram.
Ø Tất cả các phụ âm này đều có thể đứng ở vị trí C1, tức đầu âm tiết.
Ø Có 11 trong 26 phụ âm trên có khả năng đứng ở vị trí C2, tức cuối âm tiết, đó là: CH, H, K, L, M, N, NG, NH, P, R, T. Một số phụ âm trong tiếng Mnông còn có thể kết hợp lẫn nhau thành những tổ hợp phụ âm đứng đầu âm tiết hoặc đứng cuối âm tiết: PL, PR, BL, BR, MP, MB, MN, MR, MH, TR, DR, NDR, NJ, CHR, KL, KR, GL, MBL,…
Ø Ơ cuối âm tiết có thể có tổ hợp –IH. Ví dụ: - nuih: tim, kuih: gạt rác.
3. Nguyên âm:
Trong tiếng Mnông có 9 nguyên âm: A, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư.
Trong đó có sự đối lập âm ngắn/dài và có ý nghĩa khác nhau
Ví dụ: - Han /ha-an/: hàn.
- Hăn /hăn/: đi.
- Dong /do-ong/ : đánh/ đập.
- Dŏng: sử dụng.
* Chú ý:
- Trong tiếng Việt không có các âm đầu như tiếng Mnông sau: B, D, DJ, J, Y.
- Tiếng Việt không có các tổ hợp phụ âm đầu: PL, PR, BL, BR, MP, MB, MN, MR, MH, DR, NDR, NJ, CHR, KL, KR, GL, MBL,…
- Tiếng Việt không có các âm cuối: H, L, R và tổ hợp âm cuối – IH.
- Trong tiếng Mnông không có thanh điệu, trừ 2 dấu: “^” và “ ̆ ” đặt trên các nguyên âm.
- Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng M’Nông đều có âm đệm –u- và âm đệm –i- (chiông: ngọn).
- Trong tiếng Mnông dấu “ ’” được dùng trong trường hợp giữa phần vần và phụ âm đi trước có chỗ ngắt giọng.
- Hăn /hăn/: đi.
- Dong /do-ong/ : đánh/ đập.
- Dŏng: sử dụng.
* Chú ý:
- Trong tiếng Việt không có các âm đầu như tiếng Mnông sau: B, D, DJ, J, Y.
- Tiếng Việt không có các tổ hợp phụ âm đầu: PL, PR, BL, BR, MP, MB, MN, MR, MH, DR, NDR, NJ, CHR, KL, KR, GL, MBL,…
- Tiếng Việt không có các âm cuối: H, L, R và tổ hợp âm cuối – IH.
- Trong tiếng Mnông không có thanh điệu, trừ 2 dấu: “^” và “ ̆ ” đặt trên các nguyên âm.
- Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng M’Nông đều có âm đệm –u- và âm đệm –i- (chiông: ngọn).
- Trong tiếng Mnông dấu “ ’” được dùng trong trường hợp giữa phần vần và phụ âm đi trước có chỗ ngắt giọng.
Ví dụ: Thay vì viết mơak (vui mừng) được viết thành: M’ak (bỏ chữ ơ và được thay bằng dấu ngắt “ ’”); trong trường hợp âm n (nờ) đi với âm h (hờ) hoặc âm g (gờ): n’ha: lá, n’gâng : chủ chốt.
Đăng nhận xét